Công ty CP Bơm Động Lực(Dynamic Pumps JSC) xin trân trọng giới thiệu "Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giữ vị trí quan trọng trong tự do thương mại toàn cầu":
Một số nhà kinh tế học cho rằng, thay vì đồng thuận ngay một cam kết
tự do thương mại trên phạm vi toàn cầu, việc trùng lắp các khu vực tự do
mậu dịch (FTAs) có thể giúp cho quá trình tự do thương mại toàn cầu
diễn ra nhanh hơn. Nếu điều đó đúng, thì khu vực Châu Á TBD có thể là
“nhà cầm quân”.
Tiến tới các siêu cam kết tự do mậu dịch
Các siêu cam kết đáng chú ý ở đây là TPP
và RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership). Ngoài ra, mục
đích của “Tầm nhìn Yokohama” trong khuôn khổ APEC 2010 cũng hướng tới
việc kết hợp thành viên của các liên minh này để tạo nên FTAAP (Free
Trade Area of the Asia-Pacific) – khu vực tự do mậu dịch Châu Á TBD mà
các hoạt động đàm phán dự kiến sẽ bắt đầu vào 2020.

Hình 1: Sự trùng lắp các thành viên của các cam kết trong khu vực Châu Á TBD
Trong hình 1, có 2 phiên bản TPP
(TPP 12 và TPP16). Nếu các thương lượng đàm phán diễn ra theo kế hoạch,
thì các siêu cam kết tự do thương mại sẽ có thể được thực hiện trong
vòng 10 năm và có hiệu lực hoàn toàn trong vòng 20 năm.
“Bát phở” các cam kết tự do thương mại song phương của Châu Á – TBD
đem đến một cách thức cho logic kinh tế của các cam kết tự do thương mại
tổng hợp mang tính khu vực, không chỉ giảm các tác động tiêu cực của
các cam kết song phương mà còn hiệu quả hơn trong việc tạo ra các mạng
lưới thúc đẩy thương mại và đầu tư trong vùng. Chủ nghĩa khu vực mới này
sẽ làm giảm chi phí đàm phán các cam kết song phương và nhiều lợi thế
khác nữa. Nó cũng đưa đến các lợi ích kinh tế và một triển vọng cho tự
do thương mại toàn cầu trong tương lai.
Bảng 1 cho thấy các cam kết TPP,
RCEP và FTAAP sẽ đem lại các lợi ích kinh tế chính. Nói chung, càng tự
do hóa sâu (TPP) và rộng (FTAAP), lợi ích kinh tế tạo ra càng lớn. Hơn
thế nữa, các lợi ích của các nước nói riêng sẽ phụ thuộc vào quy mô, sự
giao thương, các khoản mục đầu tư, các rào cản ban đầu và các cam kết tự
do thương mại đang tồn tại.

Nguồn: Petri and Plummer 2013.
Phương pháp tương tự khu vực Châu Á – TBD cũng đang được áp dụng ở
nhiều nơi khác trên thế giới. Chẳng hạn, Liên minh Châu Âu đang mở rộng
sang phía Đông – Croatia tham gia vào tháng 7-2013 – và đã tiến hành FTA
với Nhật Bản và Mỹ. EU cũng có cam kết tự do thương mại với Nam Phi
thông qua Cam kết Cotonou. Liên minh Châu Phi và khu vực Châu Mỹ Latin
cũng có các động thái tương tự.
Tương lai của tự do thương mại toàn cầu
Khu vực Châu Á TBD là chìa khóa của cam kết toàn cầu. Sự thành công
của đàm phán TPP sẽ là động lực để khu vực Đông Bắc Á hợp tác với khu
vực phía Đông Nam châu lục để ký kết RCEP vào 2015. Và điều này nếu diễn
ra tốt đẹp thì khu vực Châu Á TBD sẽ dễ dàng hơn khi hướng tới cam kết
FTAAP vào 2020.
Quá trình này cũng sẽ thúc đẩy các khu vực và các nền kinh tế khác tiến hành tương tự, với nội bộ và cả với khu vực Châu Á TBD.
* Nguồn: Asia Pathways, Why Asia-Pacific Holds the Key to Global Free Trade, Economy Watch, Dec. 2013
—
Theo VietFinance
Theo VietFinance
==> Bản tin trên được đăng bởi Cty CP SX-LR-TM Bơm Động Lực (Chuyên Sản Xuất, Lắp Ráp, Nhập Khẩu, Phân Phối Máy Bơm Nước Các Loại: www.bomdongluc.com - www.dynamicpumsjsc.com)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét