![]() |
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 22-01-2014 |
Công ty CP Bơm Động Lực(Dynamic Pumps JSC) xin trân trọng giới thiệu "Bản tin Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 22-01-2014":
* Đáng chú ý trong ngày:
-NHNN: Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tại 31-12-2013 giảm còn 3,79%.
- Tổng cục Hải quan: Xuất siêu 40 triệu USD trong 15 ngày đầu năm 2014.
DIỄN BIẾN NỘI ĐỊA
* Tài chính – Ngân hàng:
Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 31-12-2013 là 3,79% – giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013. Về việc mua nợ xấu, gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các ngân hàng. Năm 2014, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế (Trí Thức Trẻ, 21-1).
Cuối năm 2012, nợ xấu toàn hệ thống theo báo cáo của NHNN là 4,08% tổng dư nợ.
Nhằm tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng, Hiệp hội Các nhà Đầu tư tài chính (VAFI) đề nghị chỉ duy trì 15 ngân hàng cổ phần mạnh, đồng thời nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài lên 49% thay vì 30%. VAFI cũng tiếp tục nêu ra việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên hoạt động kinh doanh vàng miếng (VnExpress, 21-1).
-Xem thêm: Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 22-1-2014
* Bất động sản:
Phân khúc BĐS cao cấp được đánh giá là có thanh khoản càng ngày càng được cải thiện, nhất là những tháng cuối năm 2013, hàng loạt dự án liên tục được mở bán như Discovery Complex, Hà Đô Park View, Mandarin Garden, Golden West… và có nhiều dự án trong đó có lượng giao dịch rất khả quan. Mặt khác, giới đầu tư ở một số nước cũng rất quan tâm tới phân khúc BĐS cao cấp tại VN. Nhiều công ty nghiên cứu dự báo, BĐS trong đó có BĐS cao cấp nhiều khả năng sẽ có nhiều tín hiệu vui trong 2014 (SGĐT, 20-1).
* Tiền tệ:
Mở cửa giao dịch sáng nay (22-1), giá vàng trong nước giảm 40.000 đồng/lượng so với chốt phiên ngày 21-1. Giá bán ra trong nước chính thức mất mốc 35 triệu đồng/lượng xuống còn 34,98 triệu đồng/lượng.
Quy đổi theo tỉ giá ngoại tệ tại Ngân hàng Vietcombank ngày hôm nay, giá vàng thế giới hiện tương đương 31,52 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 3,46 triệu đồng/lượng (VOV, 22-1).
Theo một nguồn tin từ Hội đồng Vàng thế giới, Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 110 tấn vàng trong năm 2013, cao hơn với các năm trước, cho dù giá vàng thế giới liên tục giảm và trong nước thu hẹp điểm bán vàng. Cụ thể, Việt Nam đã nhập vàng chính thức gần 70 tấn, số còn lại, khoảng 40 tấn, hội đồng vàng tính toán thông qua nhu cầu vàng đột biến của các nước có biên giới với Việt Nam để tính ra số vàng nhập không chính thức về Việt Nam. Số vàng nhập không chính thức lại chủ yếu cung cấp cho thị trường nữ trang trong nước. Loại vàng này đa phần là vàng nguyên liệu, dùng để làm vàng nhẫn, hoặc các loại nữ trang (TBKTSG, 21-1).
* Thị trường chứng khoán (HOSE/HNX):
Ngày 18-1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có thông báo khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Sáu, Chủ tịch HĐQT Công ty Công ty Cổ phần địa ốc Dầu khí (PVL). Do ông Hoàng Ngọc Sáu đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Phạm vào điều 165-BLHS (Trí thức trẻ, 22-1).
Theo dõi diễn biến TTCK: Vào chợ mỗi ngày TTCK 22-1-2014
* Vĩ mô:
Cục thống kê thành phố Hà Nội cho biết, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng đầu tiên của năm 2014 tăng 0,7% so tháng trước và tăng 6,78% so cùng kỳ. So với tháng trước, có 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, trong đó có 2 nhóm hàng tăng trên 1% là nhóm hàng đồ uống và thuốc lá (tăng 1,29%), nhóm giao thông (tăng 1,19%); nhóm bưu chính viễn thông giữ nguyên bằng tháng trước (Trí thức trẻ, 22-1).
Theo số liệu của cơ quan thống kê TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) T1.2014 của thành phố đã tăng 0,4% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất của tháng 1 trong vòng 5 năm trở lại đây (Trí thức trẻ, 22-1).
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 T1.2014 (từ 1-1 đến 15-1) đạt 11,05 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2012. Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ đầu tiên của năm đã thặng dư nhẹ với mức xuất siêu là 40 triệu USD (Hải quan, 22-1).
* Tài chính doanh nghiệp:
Sacombank ước đạt 2.838 tỷ đồng LNTT trong năm 2013. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 131.428 tỷ đồng, và dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư đạt 107.848 tỷ đồng, tăng 20% và 14,6% so với đầu năm. Tại 31-12-2013, tổng tài sản đạt NH 160.097 tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm (Trí Thức Trẻ, 21-1).
* Thông tin thị trường/doanh nghiệp khác:
Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu năm 2013, lượng ôtô nhập khẩu về Việt Nam năm 2013 tăng tới hơn 28,5% so với năm 2012 với 35.200 chiếc. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ôtô nguyên chiếc cho Việt Nam với hơn 14,5 nghìn chiếc, tăng 23,2% so với năm 2012 và chiếm 41,3% tổng lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước (Tuổi trẻ, 21-1).
Ngày 21-1, nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 thế giới – Huawei thông báo đã hoàn tất việc kí kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Thương mại FPT.
Theo đó, Công ty Thương mại FPT sẽ trở thành đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm smartphone của Huawei và phân phối các sản phẩm máy tính bảng Huawei tới các nhà bán lẻ tại thị trường nội địa. Hợp tác lần này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh của Huawei tại Việt Nam (DĐDN, 21-1).
Công ty Mentholatum (Nhật Bản) đang thu hồi các sản phẩm thuốc nhỏ mắt Rohto được sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam do các vấn đề về việc kiểm soát vô trùng. Ngày 21-1, Công ty TNHH Rohto-Mentholatum (Việt Nam) ra thông báo cho biết, các sản phẩm Rhoto bị thu hồi đợt này chỉ được sản xuất riêng cho thị trường Mỹ, không lưu hành trên thị trường Việt Nam. Do vậy, các sản phẩm thuốc nhỏ mắt Rohto ở thị trường Việt Nam vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và không phải bị thu hồi như ở thị trường Mỹ (DĐDN, 22-1).
* Chính trị:
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Cao Quốc Hưng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Trước đó, Thủ tướng cũng đã bổ nhiệm ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương (VnEconomy, 22-1).
Hiện cơ cấu lãnh đạo Bộ Công Thương có một Bộ trưởng là ông Vũ Huy Hoàng, cùng 7 Thứ trưởng là các ông Lê Dương Quang, Nguyễn Cẩm Tú, Trần Tuấn Anh, Trần Quốc Khánh, bà Hồ Thị Kim Thoa, ông Đỗ Thắng Hải và ông Cao Quốc Hưng.
VIỆT NAM HƯỚNG TỚI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU
* Địa Kinh tế:
Trong báo cáo “Triển vọng năm 2014: Các chủ quyền mới nổi ở châu Á” và “Tổng quan về các chủ quyền châu Á-Thái Bình Dương” vừa công bố ngày 20-1, hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings dự báo các nền kinh tế đang nổi lên tại châu Á trong năm 2014 sẽ tăng trưởng 6,5%, cao hơn so với tất cả các khu vực khác trên toàn thế giới (TTXVN, 21-1).
Ngày 21-1, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên mức 3,7% trong năm 2014 sau khi đạt mức tăng trưởng 3% trong năm ngoái nhưng sự phục hồi vẫn “yếu và không đồng đều” (AFP, 22-1).
Trước đó, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới đưa ra hồi T10.2013, IMF hạ dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,9% trong năm 2013 và 3,6% trong năm 2014.
Tổ chức Lao động quốc tế Liên Hiệp Quốc (ILO) cho biết, số người thất nghiệp trên toàn thế giới năm 2013 tăng 4,9 triệu người so với năm 2012. Thất nghiệp ảnh hưởng nặng nề nhất đối với người lao động ở độ tuổi 15 – 24. ILO ước tính, số người thất nghiệp trong năm 2014 sẽ còn tăng thêm 4,2 triệu người so với năm 2013 (Thanh niên, 21-1).
* Địa Chính trị:
Căng thẳng chính trị tại Thái Lan có nguy cơ tiếp tục gia tăng sau khi chính phủ tạm quyền nước này ngày 21-1 đã quyết định áp đặt Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok và một số tỉnh lân cận trong vòng 60 ngày kể từ 22-1. Lực lượng biểu tình đã tuyên bố chống lại Sắc lệnh này và tiếp tục gia tăng hoạt động trong chiến dịch “đóng cửa” Bangkok nhằm làm tê liệt hoạt động của chính phủ (VOV, 22-1).
Ngày 21-1, Serbia đã chính thức khởi động các cuộc đàm phán về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) (Tân Hoa xã, 21-1).
Bộ Quốc phòng Nga đã triển khai dự án xây dựng Trung tâm Kiểm soát quốc phòng liên bang để giám sát quân đội. Trung tâm này, được xây dựng theo chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin, là phối hợp hoạt động của tất cả các bộ và cơ quan liên bang để đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia. Hệ thống điều khiển toàn bộ các tổ chức quân đội chung của Nga này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong vòng 20-25 năm tới (TTXVN, 21-1).
___
Theo VietFinance
==> Bản tin trên được đăng bởi Cty CP SX-LR-TM Bơm Động Lực (Chuyên Sản Xuất, Lắp Ráp, Nhập Khẩu, Phân Phối Máy Bơm Nước Các Loại: www.bomdongluc.com - www.dynamicpumsjsc.com)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét